Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kinh tế - xã hội xã Chí Viễn
Lượt xem: 161

    1. SX Nông - Lâm nghiệp

      Xã Chí Viễn là xã miền núi, biên giới, thuần nông, nghề chính là sản xuất nông nghiệp, là xã có tiềm năng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo cơ cấu : Nông – Lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. 

    - Tổng diện tích ao hồ và hệ thống thủy lợi : có dòng sông Quây sơn chảy qua địa phận xã dài 10km, có 5 suối nhỏ rải đều khắp xã. Tuyến mương Hồ Bản Viết cung cấp nước tưới cho 300 ha; hiện nay có các tuyến mương: Cò Pàng, Lũng Nội - Nà Pa, Gò Đồng, Đoỏng Khoang, pác Mác - Nà Mu. Trạm bơm Đoỏng Khoang đã được lắp đặt máy công suất 78m3/giờ.

    - Trồng trọt :

    Từ năm  2010 trở về đây cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Cơ cấu cây trồng cơ thay đổi, nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như : Hạt dẻ , thuốc lá, các giống lúa lai… góp phần phát triển kinh tế xã nhà.

    2.  Chăn nuôi

      Công tác thú y có nhiều cố gắng trong việc phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm,  ngăn chặn các ổ dịch nhiệt thán, Lở mồm long móng trâu, bò xảy ra trên địa bàn xã Chí Viễn. Các dịch tả trâu, bò khi mới bùng phát cũng nhanh chóng được xử lý, kiểm soát.

    Năm 2021 đàn trâu bò là 2200 con, đàn lợn là 1600 con, gia cầm là gần 12 nghìn con.

    + Nuôi gia súc thời phân bố đều khắp các xóm. Tập trung ở các hộ thuộc khu vực Sơn Long và Long Giang, nuôi trâu, bò, ngựa, hộ nuôi nhiều gần 30 con.

    + Nuôi lợn, gia cầm chủ yếu tập trung ở khu vực gần chợ, có hộ xuất chuồng hàng năm 2 lứa gần 15 tấn thịt thu nhập 80 triệu đồng/năm.

    3. Tiềm năng và phương hướng phát triển kinh tế của xã

     3.1 Các nguồn tài nguyên

     3.1.1 Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên: 4.395,43 ha.

- Diện tích đất nông nghiệp: 4.104,75 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 921,34 ha    

+ Đất lâm nghiệp: 3.177,31 ha        

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 6,10 ha

- Đất phi nông nghiệp: 257,86 ha, trong đó:

+ Đất chuyên dùng: 98,10ha

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,06 ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 14,33 ha

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 109,10 ha

- Đất ở: 36,27 ha.

- Đất chưa sử dụng: 32,82 ha.

3.1.2. Tài nguyên nước

       Tổng diện tích mặt nước của xã Chí Viễn (bao gồm hồ, ao, sông, suối…) có 109,10 ha, trong đó: diện tích hồ ao có 6,1 ha (theo hiện trạng sử dụng đất đến năm 2010).

       * Nước ngầm: Hiện tại chưa có khảo sát đầy đủ về nguồn nước ngầm trên địa bàn vùng dự án, qua khảo sát sơ bộ cho thấy tại một số thôn xóm có mạch nước ngầm đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và một phần tưới tiêu.

 Cần có khảo sát thăm dò tổng thể.

3.1.3 Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã có 3.177,31 ha. Trong đó diện tích quy hoạch đất rừng sản xuất là 2.070,58 ha, diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ 1.106,73 ha. Diện tích đất có rừng tự nhiên là 1.989,23ha, diện tích đất có rừng trồng là 352,49 ha. Tuy nhiên chủ yếu là rừng chưa có trữ lượng, phân bố không đều trên toàn lãnh thổ, các vùng rừng tập trung chủ yếu ở những nơi xa khu dân cư, nơi có địa hình phức tạp.

Đây là nguồn tài nguyên quý cùng với quỹ đất lâm nghiệp có khả năng trồng rừng trong tương lai gần lâm nghiệp sẽ là hướng phát triển kinh tế chính của xã; gắn với việc bảo vệ nguồn nước tài nguyên đất và môi trường sinh thái. 

         4. Phân bố khu vực sản xuất nông nghiệp

          Căn cứ tình hình thực tế của xã, lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp được hình thành các khu như sau:

       4. 1. Phát triển sản xuất nông nghiệp:

         Cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất cao và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Vùng sản xuất lúa phân bố trên toàn xã. Trong đó, khu vực các xóm: Bản Ruộc, Nà Sơn, Đồng Tâm, Bản Hang, Đông Môn... nâng diện tích lúa 2 vụ lên 65 ha.

- Vùng trồng cây ăn quả, cây đặc sản: dựa trên nền khu vực đã có sẵn 66,56 ha, phát triển thêm diện tích ở vùng đồi.

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản: phát triển dựa trên hiện trạng diện tích 6,1 ha sẵn có của các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ (Bản Hang, Đông Môn, Lũng Hoạt, Pò Tấu. Đông Long...). Bên cạnh đó tận dụng lợi thế mặt nước của sông Quây Sơn tại các khu vực xóm Bản Ruộc, Đồng Tâm, Đông Môn,... hình thành mô hình nuôi cá lồng những giống cá địa phương đặc sản có giá trị kinh tế cao: giống cá trầm hương, cá chép...

- Vùng sản xuất lúa + cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao (thuốc lá, tỏi, đỗ tương, rau vụ đông...tại: Lũng Nội, Phia Đeng, Nà Tuy,..)

- Vùng trồng sắn công nghiệp: 67 ha vào năm 2015; tăng lên 90 - 100 ha vào năm 2020.

- Vùng trồng mía nguyên liệu: quy hoạch trồng khoảng 20 ha dự kiến tại các xóm có diện tích đất nương rẫy tương đối lớn, thuận tiện giao thông.

       4.2  . Phát triển sản xuất lâm nghiệp:

        Trên cơ sở diện tích rừng và đất rừng đã được giao cho từng hộ dân theo chương trình Giao đất, giao rừng; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện theo các dự án phát triển lâm nghiệp của huyện, tỉnh (giai đoạn 2021- 2030). Đất quy hoạch rừng  bên cạnh việc trồng cây lâm nghiệp (như: Thông, Sa mộc...) một số diện tích chuyển sang trồng cây hạt dẻ (đưa thành dự án trồng cây hạt dẻ ăn quả) trở thành hàng hóa tại các xóm Thanh Lâm, Đông Long, Lũng Nội...

        - Đất quy hoạch rừng phòng hộ: tập chung chủ yếu ở khu vực Sơn Long; chú trọng thực hiện hỗ trợ khoán khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng mới theo kế hoạch hàng năm của huyện (đầu mối là: Ban QLRPH đầu nguồn sông Quây Sơn).

        - Đất quy hoạch rừng sản xuất hiện có thuộc các xóm: Bản Ruộc, Lũng Hoạt, Nà Mu, Sơn Long, Lũng Nội... thực hiện tu bổ, bảo vệ phòng chống cháy rừng hàng năm, xây dựng kế hoạch xin chủ trương được thực hiện một số biện pháp lâm sinh: tỉa thưa rừng trồng, cải tạo rừng nghèo kiệt, khai thác chọn rừng tự nhiên chuyển sang trồng rừng kinh tế.

        4.3. Phát triển chăn nuôi:

        + Xây dựng mô hình gia trại chăn nuôi gia súc, tổ hợp tác nuôi Ong mật (ở các xóm Bong Trên, Bong Dưới, Bản Thay, Bản Khấy..) kết hợp trồng cỏ voi, cỏ VA06 theo hình thức tận dụng quỹ đất phân tán.

        + Phát triển chăn nuôi (lợn, gia cầm) theo mô hình gia trại tại những xóm vùng thấp. Tận dụng chất thải vật nuôi, xây hầm khí Biogas để phục vụ cho sinh hoạt gia đình.

         4.4 Phát triển Du lịch

Xã có dòng sông Quây Sơn chạy qua, có những cảnh quan thác nước đẹp tạo thuận lợi cho việc phát triển các điểm du lịch sinh thái tại địa phương. Đây là cơ hội để xã Chí Viễn tập trung thu hút đầu tư phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng hiện có, cần sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự quan tâm, tạo điều kiện đầu tư của cấp trên trong việc quy hoạch các điểm, các khu có khả năng phát triển du lịch.

- Tập trung thực hiện tốt cơ chế chính sách, nguồn lực cho phát triển ngành du lịch, đề xuất với huyện ban hành chính sách về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch.

- Khai thác tiềm năng du lịch các điểm như: Điểm thác Cò Là xóm Bản Ruộc, điểm di sản Thoong Gót II, dọc dòng sông Quây Sơn và điểm cây Hạt Dẻ cổ thụ, vườn dẻ tại xóm Bản Khấy… Tạo điều kiện nguồn lực cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú, Home Stay: Nasan Greem, Đông Môn, Đông Long.

Thu phương
Tin liên quan
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang