Tin mới nhất






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Lịch sử phát triển

Trước cách mạng tháng 8/1945, xã Chí Viễn gọi là Tổng Nga Ổ gồm 6 xã; Thượng Cống, Thượng Nga, Nga Ổ, Quan Chử, Ổ Cảng, Bồng Sơn. Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công công, ba xã: Quan Chử, Ổ Cảng, Bồng Sơn nhập vào Đàm Thủy, ba xóm: Bản Viết, Khuổi Rài, Luộc Xóm cắt về Phong châu, còn lại 3 xã: Thượng Cống, Thượng Nga, Nga Ổ hợp lại thành xã Cô Ngân (Cô Ngân là tên nữ đồng chí chiến sĩ hoạt động cách mạng đã anh dũng hy sinh). Tên xã Cô Ngân được mang suốt 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp. Năm 1954, Cô Ngân đổi thành xã Chí Viễn cho đến nay.

Dân số của xã có 1070 hộ với 4696 khẩu, mật độ 107 người/ha. Gồm 3 dân tộc chủ yếu Tày, Nùng, Kinh.

Dân tộc tày có 908 hộ với 3891 nhân khẩu, sống tập trung ở dọc sông Quây Sơn.

Dân tộc Nùng có 160 hộ với 769 nhân khẩu.

Dân tộc Tày, Nùng là cái nôi của tổ tiên đến khai thiên lập địa, khai khẩn vùng đất đầy tiềm năng. Tư xa xưa họ đến lập nên làng bản, cùng nhau khai thác vùng đất, làm nương, làm rẫy, đặt tên làng, tên xóm, tên sông suối, núi rừng, gò đồi… mỗi gò đất, đám rẫy, thửa ruộng đều có tên gọi riêng. Người đến trước kẻ đến sau, họ sống thành từng bản, làng, chòm, xóm, dòng tộc, dòng họ. Dể duy trì cuộc sống sinh tồn họ làm đủ mọi ngành nghề: Nghề nông, nghề dệt vải, nghề rèn, đan lát, làm ngói… Qua quá trình phát triển họ dựng vợ, gả chồng luân chuyển từ đời này qua đời khác, sống vươn xa tới mọi miền, mọi vùng gần xa.

Dân tộc Kinh có 2 hộ, với 29 khẩu sống chủ yếu ở chợ Pò Tấu làm nghề buôn bán, dịch vụ. Họ tản cư lên sinh sống từ những năm 1947 – 1948.

Ngoài ra còn có một số khẩu dân tộc Thái, Mường, Dao đỏ về làm dâu sống cùng các gia đình dân tộc Tày, Nùng, Kinh.

Cùng sinh sống trên một địa bàn, các dân tộc sống đoàn kết, keo sơn, đồng thuận, gắn bó cùng chung tiếng nói, chữ viết, cùng thờ tổ tiên thổ địa, thần nông. Họ dựng vợ gả chồng, kết bạn đồng niên, đồng hao.

ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang