Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Truyền thống
Lượt xem: 110

I. PHONG TỤC, TẬP QUÁN:

1. Hôn lễ:

Thường được tổ chức từ tháng 7 năm trước đến tháng 3 năm sau và theo các nghi thức sau:

Lễ ăn hỏi  (dạm hỏi): Từ xưa đến nay nam nữ thanh niên Tày, Nùng được tự do tìm hiều, thổ lộ tình cảm với nhau nhưng hôn nhân phần lớn do cha, mẹ sắp đặt. Người Tày, Nùng đều chung câu thành ngữ: “Nhình khai, Slài rử”. Do vậy cưới, lễ ăn hỏi diễn ra không phức tạp. Bước đầu là dạm hỏi. Nhà trai nhờ người ăn nói hoạt bát, có uy tín đến bàn chuyện hôn nhân đôi trẻ với nhà gái chủ yếu lễ vật cưới, ngày giờ đón dâu…Lễ vật dạm hỏi thường là một chục bánh dày nhân đường, một con gà trống thiến, 2 chai rượu, chè, thuốc…

Lễ cưới: Thường được anh em nội ngoại giúp đỡ bằng hiện vật như: gà, rượu, lợn, tiền. Theo phong tục người Tày và người Nùng lễ nghi ở 2 họ nhà trai và nhà gái tương đối giống nhau theo trình tự.

Buổi sáng cưới, nhà trai mang lễ vật gồm bánh chưng, bánh dày,… gà trống thiến  ( hoặc một con lợn quay 20kg) 1 cặp nến, 1 cặp cây mía để cả ngọn lá, 2m vải rằm khâu, 1 túi coóc mò…

Đoàn chú rể, đoàn cô dâu có từ 6-8 người gồm: quan lang, mẹ rắp, Slang rắp, phù dâu, phù rể, chú rể, cô dâu tới ra mắt 2 nhà theo đúng ngày giờ đã định

Được mời vào nhà (khảu tu)

Mời ngồi, mời nước, mời trầu, thuốc.

Trình báo tổ tiên.

Bái lạy tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Trước đây hôn nhân thường được tổ chức trước tối. Từ năm 1994 đến nay do làm công tác tuyên truyền luật tốt nên không còn nạn tảo hôn. Từ năm 2000 đến nay nam nữ kết hôn đều được tổ chức đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND.

2. Tang lễ

Người xưa quan niệm con người có linh hồn, khi chết linh hồn vẫn ở bên cạnh người sống nên con cái có hiếu với cha mẹ phải lo việc ma chay khi cha mẹ chết thật chu đáo để người chết được thanh thản về bên kia thế giới.

Trước kia tập quán báo hiếu cha mẹ rất rườm rà, lãng phí, có nhà để người chết tại nhà từ 7-25 ngày. Con trai, con gái dựng lều trại ngoài đồng đề làm ma cho cha, mẹ (tăng dải, tăng lâu). Từ những năm 1960 đến nay người chết để ở nhà từ 3-5 ngày, nhiều nhất là 7 ngày. Lễ nghi cũng được hủy bỏ một số như: lệ ăn cơm nắm bằng lá cây (thay bát) tăng dải, tăng lâu…Khi có người chết dù có xót, có thương cũng không được khó khi chưa có thầy tào đến làm lễ khâm liệm. Người chết được lau bằng nước lá bưởi, mặc quần áo, đội khan (mũ) đi giày tươm tất. Con, cháu bỏ vào khoang miệng một đồng tiền bạc (hoặc kẽm), họ cho rằng sang bên kia thế giới, đầy gian nan, vất vả cần nhiều tiền bạc. Sau đó đặt người chết trước bàn thờ chân quay ra ngoài đặt các tấm vải liệm lên trên thi hài buông màn. Đồng thời lấy tấm ri đô sạch sẽ che toàn bộ bàn thờ tổ tiên.

Lễ nhập quan: Bên trong áo quan rải một lớp tro dày 10cm, trên lớp tro trải một tấm vải liệm dài gần gấp đôi quan tài, 2 đầu quan tài đặt 2 gối bằng tro, bốn góc để 4 túi nhỏ các hạt giống: thóc, đỗ…Người xưa quan niệm sang nơi ở mới, người chết tiếp tục công việc bình thường cần có giống má để gieo cấy.

Trước khi nhập quan, con cháu kéo đến nguồn nước ăn hang ngày, thầy tào làm lễ cúng xin thần nước, thần thổ địa để: “pia đin dú, lìn nặm áp” nghĩa là tìm nguồn nước, nơi đất ở mới cho người sang bên kia thế giới. Đồng thời xin nước về tắm rửa cho người chết. Thi hài được lau sạch bằng nước lá bưởi thơm đặt vào tấm áo liệm (con gái dung số vải liệm anh em than thích mang đến may thành một áo liệm) gồm 3 tấm:

+ Tấm giữa dài 2.5 - 2.8m

+ 2 tấm cạnh ngắn hơn

Sau khi khâm liệm, thi hài đặt vào trong quan tài được phủ tiếp một tấm vải liệm trắng, hai bên chặt bằng số quần áo người chết vẫn thường dung; quan tài đóng xong được phủ lớp vải đỏ (hoặc vải vàng) vải đỏ con gái sắm. Dưới quan tài được thắp nên sang (nến được làm bằng bấc vải đùm mỡ) đầu quan tài đặt mâm cúng trên đó có đèn dầu thắp sang, bát xôi, trên bát xôi đặt một con gà có đội đũa vót tua xuyên bên cạnh. Bát cơm, con gà sẽ được chôn theo quan tài. Đồng thời gia chủ nhờ an hem, xóm giềng, hội hiếu giúp đỡ thực hiện mọi công chuyện trong thời gian nhà có tang như cơm nước, làm nhà tang, đón tiếp anh em…

Nhà táng được đặt trên quan tài khi đưa ra đồng và đốt để người chết có nhà ở mới. Trước hôm đưa ra đồng, thầy tào cùng con, cháu làm lễ tiễn hương hoa (chạy xe). Đúng giờ linh cữu được đưa ra đồng đi đầu là người cầm bó đuốc, theo sau là gánh đồ lễ cúng, hương hoa, tiền giấy… tiền giấy được rải khắp dọc đường. Trước khi hạ huyệt, thầy tào thả một con gà trống xuống huyệt làm lễ an sơn thần rồi tự nó bay lên bờ, áo quan được điều chỉnh ngay ngắn, con cháu bốc đất bỏ xuống mộ (đầu tiên là con trưởng). Mâm cúng được bày ra, thắp hương mộ mới và các mộ xung quanh để khấn cúng sơn thần bảo vệ dùm mộ mới. Đồng thời nhóm lửa đốt nhà táng, vàng mã, cây hoa. Khi ra về mọi người cởi khăn, áo bỏ qua lửa, rửa chân, tay, mặt, mũi bằng nước lá bưởi, ăn một miếng bánh dày nướng trên than. Người chết trong ba năm chưa được nhập vào bàn thờ tổ mà lập bàn thờ, bài vị riêng đặt thấp để con cháu cúng cơ sớm tối. Sau 3 ngày con cháu làm mâm cũng, sửa sang phần mộ, và rào xung quanh. Tiếp đến giỗ 100 ngày, gia chủ thông báo cháu, chắt được bỏ tang. Giỗ một năm anh em nội ngoại được bỏ tang. Giỗ 3 năm: Gia chủ mời thầy tào làm lễ cúng con cái trong  nhà được bỏ khăn và từ đó làm ngày giỗ hàng năm.

          * Lễ mừng thọ: Từ lâu đời, mọi người đều quan niệm cha mẹ là người có công sinh thành, nuôi dưỡng, công lo như núi Thái Sơn nên cha mẹ đến 61, 73, 85 đều được con, cháu tổ chức mừng thượng thọ. Lễ vật con cái thường là 1 tấm vải đỏ ( thọ 61) hoặc tấm vải vàng ( thọ 73, 85), một chục bánh chưng, 1 con gà sống thiến ( hoặc 1 con lợn quay) 1 bộ quàn áo….

  * Mừng nhà mới: Sau khi xây nhà xong gia đình làm lễ vào nhà mới đầu tiên gia đình làm bàn thờ chuẩn bị các đồ vật bày gồm: 1 chum nước, 1 quả bí đỏ (bí ngô), 1 đôi mía để cả ngọn, 1 bó lúa nếp, 1 chậu tham đỏ rực; chuẩn bị 1 mâm cúng gồm 1 thủ lợn và 1 con gà. Mời anh em, hàng xóm, bạn bè thân thiết đến dự, anh em nội ngoại đến dự mang theo lễ vật là

“ Bướng lăng Mu khá, bướng ná mu rjêu”

(chỉ anh em ruột bên ngoại 1 con lợn thịt, bên nội 1 con lợn quay) và 1 tấm vải mừng nhà mới, cả anh, em và bạn bè mang gạo và rượu đến mừng nhà mới số lượng tùy theo mức độ thân thiết, thân nhiều thì mang nhiều hơn.

II. TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO

Do đạo phật ít ảnh hưởng đến nên người dân Chí Viễn không tôn thờ đạo giáo nào mà chỉ thờ vị thần thổ công, thần nông và thờ tổ tiên.

1. Thờ tổ tiên: Bàn thờ được đặt trang trọng gồm 2 ngăn:

- Ngăn trên để 3-4 bát hương ứng với ba vị:

+ Bà mụ (mẹ bióoc).

+Vua bếp

+ Tổ.

Nhà mang 2 họ sẽ có bát hương thứ 4 đặt cạnh bát hương thờ tổ và đựng đồ cúng chay.

- Ngăn dưới: Rộng hơn đặt đồ cúng mặn.

Ngày 01 và ngày rằm được thắp hương sớm tối.

2. Thờ thổ công: Nhà thờ làm dưới gốc cây to đầu làng hướng nhà ngang (so với làng). Người dân quan niện đây là vị thần bảo vệ con cháu, vật nuôi của 1 làng nên ngày 01, ngày rằm thường được hương khói. Ngày 30 tết hàng năm nhà nào cũng sắm mâm cúng, kéo theo 1 sợi dây thừng, 1 túi áo (ứng với mọi thành viên trong nhà, tết đắp nọi, cả làng tụ tập tu sửa miếu thờ và tập trung mâm cúng. Người già cả nhất thay mặt làng làm lễ khấn xin thần bảo vệ tính mạng sức khỏe người, vật.

3. Thờ thần nông: Miếu thờ được xây cất theo làng hoặc theo vùng, vị thần này được cúng tế kết hợp tổ chức lễ hội cầu mùa, hội lồng tồng.

Tin liên quan
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang